Top 5 Lễ hội tại Quy Nhơn
Lễ hội tại Quy Nhơn
Giới thiệu sơ nét về Quy Nhơn và văn hoá nơi đây
Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam là thủ phủ của tỉnh Bình Định, phía Đông là biển đông, phía giáp Tuy Phước, phía Bắc giáp Tuy Phước và Phù Cát, phía Nam giáp với Thị xã sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Nếu ở mảnh đất trù phú phía Nam mang cho mình nền văn hoá Óc Eo, ở các tỉnh phía Bắc mang văn hoá Đông Sơn, thì Bình Định, vùng đất phía trung tâm thuộc khu vực miền Trung cũng đã sở hữu và khoát cho mình một nền văn hoá xa xưa là văn hoá Sa Huỳnh – Truông Xe… Quy nhơn được biết tới nhờ phong cảnh rất hoang sơ, lãng mạn như là bãi biển cát trắng mịn và xanh rộng với nắng vàng. Ngoài ra, văn hóa ở Quy Nhơn có nét đặc sắc, thú vị là yếu tố giúp hấp dẫn và thu hút được mọi người. Trải qua hàng nghìn năm xây dựng và giữ lấy nước, nền văn hoá ở Bình Định vừa mang năng lượng lan toả, vừa tiếp thu những giá trị của nền văn hoá khác để dung bồi, làm rạng rỡ và phong phú cho mảnh đất xứ mình..
Nơi đây là nơi đã lưu giữ với vô ngàn những di sản văn hoá vô giá, những danh lam thắng cảnh, những giấu tích lịch sử, những công trình cổ xưa, những ngôi tháp bám đầy rêu phong, những giá trị văn hoá mang tính nghệ thuật đích thực.
Bên cạnh đó, có thể nhắc tới những lễ hội mang tính chất truyền thống và dân gian như: Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội cầu ngư, lễ hội Đèo Nhông …và nhiều lễ hội giàu tính nhân văn khác. Đây sẽ là những điểm đến lí tưởng đặc sắc không chỉ đối với người dân Xứ Nẫu mà nó còn là đặc sản để giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá nét văn hóa về vùng đất Quy Nhơn trong bài viết dưới đây nhé.
TOP 5 LỄ HỘI TẠI QUY NHƠN
- Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn – Nét đẹp văn hoá miền Đất Võ
Đây là lễ hội được tổ chức hằng năm vào dịp đầu xuân từ ngày mùng 4 – 5 âm lịch, tại Bảo tàng Quang Trung thuộc thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn mang nhiều ý nghĩa, không chỉ để tưởng nhớ đến công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm của trận chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy một thời.
Lễ hội này không chỉ thu hút đông đảo người dân trong cả nước tham gia mà còn thu hút với nhiều sự hấp dẫn tới nhiều du khách nước ngoài khi đến du lịch ở Quy Nhơn vào dịp lễ hội này. Có thể sẽ có nhiều người lầm tưởng lễ hội thường sẽ không có gì để vui chơi, nhưng không khi bạn đến đây sẽ rất là choáng ngợp với thật nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra pha lẫn vào đó là hàng chục các trò chơi dân gian hấp dẫn. Về phần lễ tế thì sẽ được tổ chức trang trọng và uy nghiêm ở chính điện Tây Sơn với nghi thức đọc sớ tế, dâng hương hoa cùng dàn kèn trống âm ngân vang, khí thế hào hùng mãnh liệt, tạo nên một không khí lễ hội rất sôi động và hấp dẫn.
Còn sau phần lễ tế là phần hội, người dân và du khách khi đến đây sẽ được chứng kiến những màn múa nhạc võ Tây Sơn cực kỳ hoành tráng, những tiết mục võ thuật đặc sắc ấn tượng từ các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân của đất võ Bình Định. Có thể nói Bảo tàng Quang Trung sẽ là một trong những điểm du lịch của Quy Nhơn mà bạn không nên bỏ qua đặc biệt khi đi du lịch vào dịp lễ hội này.
- Lễ hội Cầu Ngư – Lòng thành của Ngư dân làng biển
Lễ hội này thường được tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch hằng năm từ ngày 23-26.3 (tức ngày 11-14.2 âm lịch) tại xã Nhơn Hải, Thành Phố Quy Nhơn. Đây là một hình thức nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng phổ biến của cư dân ven biển, hải đảo Bình Định. Lễ hội Cầu Ngư dân gian truyền thống này gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội Cầu Ngư ở Bình Định cũng giống như nhiều lễ hội Cầu Ngư ở các tỉnh ven biển khác, lễ hội cầu ngư ở Bình Định mang ý nghĩa sâu sắc là tỏ lòng biết ơn kính tín, chiêm tượng tâm linh, đồng thời gửi gắm ước nguyện thiêng liêng đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi – ngư dân tôn thờ là thần), và cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, đánh bắt thủy sản được mùa bội thu.
Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với 2 phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần quan trọng nhất sẽ là nghi thức lễ sẽ diễn ra rất trang trọng và uy nghiêm như: Cung nghinh thủy lục rước cá Ông nhập điện (Nghinh thần Nam Hải), múa gươm hầu thần (lễ tế thần Nam Hải), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức sôi nổi nhiệt huyết với các hoạt động thể dục thể thao vô cùng sôi động như: Kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố,…Ngoài ra, ngoài các trò chơi dân gian đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải và bãi biển của xã để phục vụ người dân địa phương và du khách.
- Lễ hội Chợ Gò – Đặc sắc văn hoá Quy Nhơn
Nằm ở thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Lễ hội Chợ Gò là phiên chợ mang đậm nét văn hóa của miền đất Võ trời Văn Bình Định nói chung và của người dân huyện Tuy Phước nói riêng. Cứ vào hằng năm mỗi năm đúng vào ngày mùng 1 tết âm lịch sẽ diễn ra lễ hội Chợ Gò. Khi đến tham quan Chợ Gò vào dịp lễ này, chúng ta sẽ được mua những, sản phẩm vừa lạ vừa thân quen nào trầu cau, vôi Trường Úc, tôm cá tươi ngon được đánh bắt từ đầm Thị Nại, nem chợ Huyện, bánh ít lá gai, rượu nếp, rượu gạo,… Chợ Gò có tục lệ rằng hễ ai mà đến trước để bày bán hàng thì những người đến sau phải bày hàng nối đuôi theo sau, cứ như thế không tranh giành, không làm mất trật tự, không lời qua tiếng lại với nhau, ở nơi đây họ rất ý thức được sự vui chơi giao lưu nhau, mang cho nhau sự vui vẻ chan hoà thắm thiết như keo sơn. Ngoài ra với sự độc đáo, mang đậm nét văn hóa cổ truyền dân tộc lễ hội Chợ Gò Bình Định, đây sẽ là một trong các địa điểm du lịch hấp dẫn ở Quy Nhơn không nên bỏ qua.
- Lễ hội đua thuyền Gò Bồ – Tưng bừng lễ hội mùa xuân
Hội đua thuyền trên sông Gò Bồ là một lễ hội đã được duy trì qua hàng trăm năm nay, đã gắn bó mật thiết với cư dân ven đầm Thị Nại. Hễ cứ vào chiều mùng 2 âm lịch hằng năm thì có đến hàng ngàn người dân và du khách tứ phương tập trung tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước để tận mắt xem và cổ vũ cho lễ hội truyền thống nơi này. Lễ hội đua thuyền trên sông Gò Bồ vừa là dịp gặp gỡ và giao lưu có thể thắc chặt tinh thần hướng về cội nguồn và cũng là nơi lưu giữ tinh hoa văn hoá của dân tộc. Trước khi diễn ra lễ, những chiếc thuyền tham gia lễ hội sẽ được chuẩn bị và trang trí công phu trước đó một tháng nào là thiết kế đầu rồng, vẽ hoa văn lên thân thuyền,…vì mỗi chiếc thuyền đua sẽ là đại diện cho từng bộ mặt của địa phương. Ngoài ra, các địa phương còn tổ chức tuyển chọn và tập luyện nhiều ngày trước nên các đội đã tạo nên những cuộc so tài gây cấn, hào hứng và hấp dẫn. Lễ hội sẽ diễn ra với khung cảnh rất sôi động và nhiệt huyết, với hai bên đường cổng chào trang trí vô cùng sặc sỡ và thu hút với nhiều màu sắc, kèm theo vào đó là hàng chục cây cờ phướn tung bay phất phớ theo làng gió tung bay. Nhìn dưới con sông thì sẽ nhìn thấy nhiều con thuyền được tô vẽ trang trí sặc sỡ với thật nhiều hình tượng như: thần tài, thổ địa, con rồng,… làm rực sáng lên cả một mặt hồ xanh biết. Trên mỗi một đường đua, mỗi sự cổ vũ nồng nhiệt của người dân và du khách đã tạo không khí hào hứng và khí thế cho các vận động viên thêm phần phấn khởi. Người dân nơi đây đua thuyền không phải nhằm phân biệt thắng hay thua mà nhằm đem lại niềm vui, tiếng cười khoái chí để xóa đi bao nỗi nhọc nhằn của một năm lao động vất vả, thể hiện sức mạnh của những ngư dân vùng sông nước. Đồng thời song song với đó nó cũng là cầu ước cho một năm mưa thuận gió hòa, mọi người được bình an, no đủ. Có thể nói đây là một địa điểm du xuân hấp dẫn không chỉ đối với người dân của huyện Tuy Phước, mà còn của hàng nghìn du khách đến từ khắp nơi ở trong nước và ngoài nước.
- Lễ hội Chùa Ông Núi – Nét đẹp tâm linh xứ Nẫu
Mỗi khi cứ đến ngày 24 – 25 tháng Giêng mỗi năm, là hàng ngàn người dân và du khách tứ phương chen chúc nhau tựu lại đến đây để đi lễ, cầu tài lộc, bình an và đặc biệt là trẩy hội tại Chùa Ông Núi – Linh Phong Thiền Tự (thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định, nằm tọa lạc ở lưng chừng đỉnh Chóp Vung – là nơi đỉnh cao nhất của dãy núi Bà. Theo sách từ xa xưa viết lại, vào năm Nhâm Ngọ (1702), có một người tên gọi là Lê Ban (thiền sư Tịnh Giác – Thiện Trì) đến nơi núi này luyện tập tu hành. Chính sư là người dựng lên một mái chùa bằng cỏ tranh, sống thanh bần, dùng vỏ cây làm quần áo. Dân trong vùng gọi sư là Mộc Y Sơn Ông (ông núi mặc áo vỏ cây). Chính vì thế ngôi chùa này có tên chùa Ông Núi. Sư mất vào năm Thái Đức thứ 8, đời vua Nguyễn Nhạc. Mỗi năm vào ngày 24 – 25 tháng Giêng, nơi đây sẽ diễn ra lễ hội chùa Ông Núi. Đây cũng chính là ngày giỗ của Hòa thượng Thích Viên Minh – trụ trì của chùa lúc sơ khai và cũng là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của lịch sử Phật giáo nơi Xứ Nẫu này. Khi đến với lễ hội sẽ có cơ hội tham quan, làm lễ tại chùa, đặc biệt nhất là được chiêm ngưỡng bức tượng Phật cao tới 69m, tượng này được mệnh danh là top những tượng Phật lớn nhất vùng Đông Nam Á.
.