Món ăn đặc sản ở Quy Nhơn | Tré trộn Bình Định – Lạ mà ngon khó cưỡng
TRÉ TRỘN BÌNH ĐỊNH – LẠ MÀ NGON KHÓ CƯỠNG
- Tré trộn là gì?
Tré là một loại món ăn đặc sản nổi tiếng tại các khu vực ở miền Trung, vì được làm từ thịt đầu heo, lỗ tai heo (hoặc thịt ba chỉ) theo tỉ lệ nhất định. Sau khi được chế biến, chúng được gói lần lượt trong lá ổi (hoặc lá đinh lăng) và sau đó là lá dong (hoặc sử dụng lá chuối). Cuối cùng được bọc bên ngoài lớp rơm, thậm chí có một số người còn dùng nilong quấn lại trước khi bọc rơm. Sau đó, đặt chúng ở nơi khô ráo thoáng mát, tầm khoảng 3 – 4 ngày là có thể đem ra dùng được.
Có thể tré là món ăn hơi lạ và đặc biệt của Bình Định và miền Trung. Đặc biệt từ bên ngoài hình thù, đến cái tên gọi thân thương ấy cũng không giống ai, nhưng cũng vì nó thật sự đặc biệt ở chỗ là hương vị của nó làm cho người ta u mê cái cảm giác khó quên khi đã một lần dùng để thưởng thức.
- Vậy cái món Tré này bắt nguồn từ đâu?
Có lẽ không một ai biết và cũng không có một tài liệu nào ghi chép về cái món tré ở Bình Định, ở miền Trung này nó có tự bao giờ trên mâm cỗ của mọi nhà, nhưng đã từ lâu từ thời xa xưa tré là món ăn gia truyền của nhiều nhà của nhiều người và thường được làm trong dịp tết đến xuân về để chiêu đãi bạn bè và những vị khách thân quen. Dần dần sau đó cái món tré trở thành là một trong những món khoái khẩu của nhiều người trong các buổi tiệc rượu, và kể từ đó món tré ngày càng phổ biến rộng rãi hơn ở vùng đất Xứ Nẫu Bình Định và ở một số tỉnh thành miền Trung. Và hiện nay món tré đã trở thành đặc sản và có nhiều đại lý, nhiều nhà hàng, nhiều thương hiệu tré ra đời, được rao và bày bán ở nhiều địa phương khắp nơi trong cả nước.
- Cách trộn tré Bình Định chuẩn hương vị vùng Xứ Nẫu
Tré trộn Bình Định là món được lựa chọn số 1 khi nhắc về mồi nhậu cho các anh, là một món nhậu nhanh gọn lẹ và đơn giản cho khâu chuẩn bị có thể chạy ra quán tạp hóa đầu hẻm mua một xị rượu kèm một cây tré rơm là có thể lai rai nhâm nhi cả một buổi.
Tré nằm trong bọc rơm được bọc bởi lá ổi và lớp rơm dày được phủ ở lớp bên ngoài.
Khi ăn, người ta sẽ lột từng lớp áo bằng rơm và lớp nilon ở ngoài ra, sau đó dùng đũa đánh tơi các miếng thịt tré với nhau, đem bày bịa ra đĩa. Đối với các bữa tiệc sẽ có nhiều món và tré thường là món khai vị. Vì tré là món dễ làm, dễ bắt mồi khi nhậu nên vì thế người ta thường lột lớp rơm bỏ đi sau đó để phần lớp lá ổi ở lại, đặt lên cái đĩa tròn nhỏ, khi mà nhậu tới đâu thì bắt đầu lột vỏ của phần lá ổi tới đó. Để tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn, người ta ăn bánh đa quấn với các loại rau sống chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt. Nhìn thì có vẻ rất đơn giản nhưng món tré Bình Định lại có hương vị vô cùng hấp dẫn, khiến cho bất kỳ ai khi từng một lần thưởng thức đều không thể nào quên được các cung bậc cảm xúc hương vị từ vị chua, vị cay, vị nồng, vị ngọt, vị mặn mặn nhè nhẹ…Vì thế lúc này các thực khách không chỉ vương vấn và khó quên một thứ đặc sản với hình dạng đặc biệt, mà còn động lại cái hương vị hấp dẫn khi ai đó đã lỡ trót nếm thử qua món này.
Còn có một cách biến tấu món ăn tré khác mà bạn cần nên thử là có thể chế biến chúng thành món trộn. Khi tré được lấy ra từ vỏ rơm thì được đem đi đánh tơi ra hoặc bóp tơi nó ra sau đó thì bằm thêm chút xoài xanh thái sợi, thêm một chút trái cóc non được thái mỏng, sau thêm một ít dưa leo cắt theo miếng chiều xuôi dài, thêm cắt vài cộng rau răm rau thơm trộn chung với tré, nêm thêm chút nước mắm ớt tỏi ngọt để vị được đậm đà ngấm vào xoài và rau ăn ngon hơn. Chấm cùng với chút tương ớt và ăn kèm với bánh tráng mè nướng thì thật sự rất tuyệt vời.
- Cách ăn tré trộn Bình Định
Tùy theo thói quen và khẩu vị của một số vùng tại khu vực miền Trung mà tré được chế biến và biến tấu khác nhau. Tuy nhiên, cách thưởng thức món tré dường như không có điểm khác lạ giữa các vùng miền mà phụ thuộc vào từng sở thích của mỗi người.
Chẳng hạn, có một số người, người ta sẽ dùng tré ăn kèm tỏi muối chua hay tỏi ngâm giấm (hoặc tỏi tươi) và ăn như món khai vị. Hoặc dùng tré ăn kèm với bánh đa và các loại rau sống như đu đủ bào sợi, cóc non thái lát, chuối chát cắt mỏng, dưa món, củ kiệu, cải chua ngâm rồi nguời ta lại đem đi chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt.
Ngoài ra có một số người có cách ăn tré rất độc lạ. Lạ là vì họ sẽ dùng nĩa đánh tơi tré vào một cái thao nhỏ. Sau đó, cho một ít ớt tươi cắt khoanh hoặc bào sợi, một ít nước cốt chanh, đậu phộng rang giòn sừng sực và ít rau húng quế, trộn và đảo đều rồi gấp từng đũa thưởng thức.
- Cách làm ra những chiếc Tré như thế nào?
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món tré Bình Định gồm có:
- Tai heo 500 gram
- Thịt ba chỉ 300 gram
- Da heo 100 gram
- Mè rang 50 gram
- Thính gạo 30 gram
- Lá chuối 5 lá
- Lá ổi 10 lá
- Gừng 20 gram
- Hành tím 20 gram
- Tỏi 20 gram
- Riềng 40 gram
- Ớt 20 gram
- Gia vị cơ bản 10 gram (đường trắng/hạt nêm/hạt tiêu/nước mắm/giấm/muối)
Cách chế biến Tré Bình Định
Bước 1: Chọn thịt
Cách để chọn một loại ngon cho thịt heo, da, tai heo, phải chọn loại heo nạt, giống heo phải được kiểm tra sức khoẻ lựa chọn kỹ càng, thịt heo phải tươi, không được sử dụng thịt heo đã qua đông lạnh hoặc để quá giờ bên ngoài.
Bước 2: Sơ chế thịt
Sử dụng thịt heo, da heo và tai heo mua về làm sạch và để ráo nước.
Bắc một nồi nước sôi, cho 1 vài lát gừng, hành tím đập dập, 1 thìa cà phê muối và 20- 25ml giấm trắng đổ vào nồi
Cho thịt ba chỉ và da vào luộc chín trong khoảng 35 – 45 phút trong lửa riêu vừa. Tương tự như vậy cứ luộc chín tai heo trong khoảng 45 phút.
Sau đó, khi cả hai đã chín thì vớt ra, ngâm chầm vào nước đá lạnh để các nguyên liệu được giòn tươi không bị quá mềm mà cũng không bị quá cứng
Tiếp đó là bắt đầu cắt thịt ba chỉ thành sợi, da heo và tai heo cũng vậy.
Bước 3: Trộn đều nguyên liệu để làm tré
Gồm có tỏi, riềng, ớt băm nhỏ
Cho tỏi băm nhuyễn, riềng băm nhuyễn, ớt băm nhuyễn, thịt ba chỉ luộc, da heo và tai heo luộc chín, cắt sợi và cho vào tô.
Nêm một ít gia vị gồm đường, tiêu, hạt nêm, 3 thìa nước mắm và 2 thìa mè rang cho tré được ngấm vị. Sau đó dùng bàn tay bóp nhẹ cho nó tơi ra và sốc nhẹ trộn đều.
Tiếp theo cho khoảng 4 – 5 thìa thính gạo từ gạo rang xay nhuyễn và trộn đều lần nữa cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau tạo nên 1 hương vị quả thật có 1 không 2.
Bước 4: Gói tré
Trong các công đoạn chuẩn bị thì có thể nói công đoạn khâu gói tré là công đoạn quan trọng nhất, bắt buộc đòi hỏi sự khéo léo đôi tay dẻo của người làm. Nào cùng bắt tay vào làm thôi. Trước tiên lấy lá chuối cắt thành miếng vuông khoảng 25 – 30 cm, rửa sạch, để ráo nước (hoặc có thể đem lao sạch 2 đầu vỏ lá). Bước tiếp theo trải lá chuối lên mặt phẳng, thêm 1- 2 lá ổi vào giữa sau đó cho hỗn hợp tré lên trên lá ổi. Lưu ý Tré Bình Định thì phải được gói trong lá ổi, bọc thêm lớp ngoài là lớp nilon. Sau đó lựa bắt chọn một nắm rơm, cột chặt một đầu trước, cho xòe đều đặt gói tré vào giữa nắm rơm, cho sợi rơm phủ đều bên ngoài rồi dùng tay nắm chặt, cột dây bên ngoài bằng lạt tre hay dây nhựa và túm chặt đầu còn lại, lúc này cây tré thành hình như củ mì, dùng kéo cắt cho hai đầu phần rơm bằng nhau, sau đó lấy rơm thừa rồi kết nhiều cây tré lại thành chùm treo gian bếp trên sào, đợi khoảng thời gian từ 2-3 ngày sau, cây tré sẽ được lên men tự nhiên, chín đều và bắt đầu có vị chua nhè nhẹ, vị nồng nàng của củ riềng, hăng hăng nhẹ của tỏi là bắt đầu ăn được.
Bước 5: Hoàn Thành
Khi bắt đầu sử dụng, nên lột từng lớp vỏ rơm ra bạn sẽ thấy được từng lớp vỏ được bao bọc che chở tré để lên men, lúc này nên dùng đũa đánh tơi các miếng thịt trong tré lại với nhau.
- Cách bảo quản tré đúng cách luôn giữ hương vị lạ mà ngon khó cưỡng
Tré là một món ăn ngon lạ vì lên men tự nhiên nhưng để bảo như thế nào để Tré luôn trong trạng thái tươi ngon và tốt cho sức khoẻ nhất đó là điều khó. Vậy sau đây Saco Travel xin mách bảo cho bạn một vài cách nha!
- Trước tiên bạn nên bảo quản tré trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ 0 đến 10 độ C để nó lên men chậm lại (sử dụng được trong 1 tuần). Còn bạn muốn bảo quản nó lâu hơn thì nên bảo quản tré với nhiệt độ âm 10 – 20 độ C chỉ có như vậy tré mới có thể giữ nguyên trọn hương vị cho đến 25 – 30 ngày.
- Thời hạn dùng: ngon nhất trong 7-10 ngày, nếu độ lạnh tốt có thể để được lên tới 30 ngày. Nếu thấy tré chưa đủ đạt độ chua mong muốn, bạn có thể để bên ngoài thêm từ 1 đến 1.5 ngày để tré lên độ chua nhiều hơn, phù hợp với vị dùng sau đó duy trì cân bằng độ chua này thì bằng cách bỏ vào tủ lạnh mát.
Vào những dịp gần Tết, món tré lại càng được ưa chuộng nhiều hơn các ngày thường. Đối với người dân vùng đất Xứ Mẫu nói riêng và mảnh đất miền Trung nói chung, đây là món ăn gói gọn với tất cả hương vị đồng nội mặn nồng thấm thiết, những gì thân thuộc nhất của quê hương xứ sở mang lại. Chính vì thế đó, trong những dip ngày lễ Tết hay lễ tiệc thì món tré sẽ trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cỗ của mỗi người dân nơi đây. Với những ngày thường, chỉ cần một đĩa tré thêm chai rượu Bầu Đá đúng chất, vậy là bữa nhậu đã xôm tụ nghĩa nồng và khó có thể nào tàn cuộc nổi.