Tham quan Bến Nhà Rồng – Nơi lưu giữ lịch sử vĩ đại của Bác
Bến Nhà Rồng có tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Nhắc đến nơi đây, không ai không bồi hồi xúc động khi nhớ về ngày 5 tháng 6 năm 1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Nơi đây ghi dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng, mở ra con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam.
1.1. Tìm hiểu lịch sử nơi Bác ra đi
Hơn 100 năm đã trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước tại Bến Nhà Rồng, trên dòng sông Sài Gòn thơ mộng của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, bến Nhà Rồng trở thành điểm đến thiêng liêng, nơi thế hệ trẻ tìm về để hiểu và trân trọng hơn giá trị lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của vị cha già dân tộc.
- Bến cảng sầm uất một thời: Bến Nhà Rồng ban đầu là một thương cảng lớn ở Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1864 trên sông Sài Gòn. Tên gọi “Nhà Rồng” xuất phát từ tòa nhà mang kiến trúc phương Tây với điểm nhấn là hai con rồng được gắn trên đỉnh. Đây cũng là công trình đầu tiên do Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn.
Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tu bổ, sửa sang lại mái ngôi nhà và thay hai con rồng cũ thành mới với tư thế quay đầu ra sau. Từ xưa đến nay, kiến trúc nơi đây vẫn được giữ nguyên vẹn.
Năm 1975 đến hiện tại, trụ sở của thương cảng Nhà Rồng được chính quyền Việt Nam xây dựng, sửa chửa lại trở thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh. Năm 1995, khu di tích này tiếp tục được tu sửa và đổi thành Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nơi đây trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ đề “Tình cảm Chủ tịch Hồ Chí Minh với miền Nam và tình cảm của người dân miền Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
1.2. Những kỷ vật còn được lưu giữ tại Bến Nhà Rồng
Bảo tàng hiện có 9 phòng trưng bày với diện tích hơn 1400m2, trưng bày hơn 11.000 hiện vật, tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Các hiện vật được trưng bày theo chủ đề, giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác, từ thời thơ ấu, thanh niên, đến khi ra đi tìm đường cứu nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
- Phòng chủ đề 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh thời thơ ấu và tuổi thanh niên (1890-1920). Người hoạt động cách mạng bước đầu, tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định đây là con đường lấy lại độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
- Phòng chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930) bằng việc kế thừa và vận dụng sáng tạo Luận cương của V.I Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. từ V.I Lênin
- Phòng chủ đề 3: Từ năm 1930 đến năm 1954, thời kì đấu tranh giữ vững chính quyền và kiên quyết kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt Người đã tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi – từ đó nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sáng lập.
- Phòng chủ đề 4: Từ năm 1954 đến 1969, Người không chịu khuất phục trước Mỹ và đã lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa giải phóng miền Nam thống nhất Tổ Quốc.
- Phòng chủ đề 5: Nhân dân Việt Nam thực hiện theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền nam thống nhất hoàn toàn Tổ Quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới (1969 đến nay).
1.3. Những hình ảnh di vật vẫn còn được lưu giữ đến hiện nay
Từ năm 1995 đến nay, bảo tàng đã tổ chức 20 chuyên đề mang tính thời sự tại bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoài thành cho đến các vùng lân cận. Các phòng trưng bày sau khi chỉnh lý được nâng cao về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố tạo tính hấp dẫn cho người xem.
Ngoài trưng bày, bảo tàng còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, tuyên truyền rộng rãi như:
- Hội thảo khoa học
- Tọa đàm giữa các thế hệ
- Nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký
- In lịch
- Tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội
- Các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể, là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố.
2. Bến Nhà Rồng ở đâu?
- Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Tất Thành – phường 12 – quận 4 – Tp. Hồ Chí Minh;
- Thời gian mở cửa tham quan: Từ thứ 3 đến Chủ Nhật hàng tuần;
- Giờ mở cửa: Sáng: 7:30 – 11:30; Chiều: 13:30 – 17:00;
- Bến Nhà Rồng giá vé: 20.000 VNĐ/người;
Cách di chuyển:
- Phương tiện tự túc: Đường đi bến Nhà Rồng khá dễ và đặc biệt tại đây có khu vực gửi xe riêng cho cá nhân, vì vậy bạn có thể đi xe máy, ô tô tới đây. Phương tiện này giúp bạn có thể chủ động hơn thời gian di chuyển và thuận tiện tham quan nhiều địa điểm khác.
- Phương tiện công cộng: Du khách có thể lựa chọn xe buýt đi bến Nhà Rồng, với các chuyến 02, 03, 19 và 56.
- Đi theo đoàn: Nếu du khách đi theo đoàn, có thể lựa chọn thuê một chuyến xe du lịch, để có lịch trình tham quan cụ thể hơn.
4. Những địa điểm ăn uống gần Bến Nhà Rồng:
4.1. Món Việt Nam:
- Quán Tư Thủy Mì Hến: Nổi tiếng với món mì hến ngon, giá cả bình dân.
- Quán Bánh Xèo Cô Út: Bánh xèo giòn rụm, topping đa dạng.
- Quán Bún Riêu Cua Ông Ba: Bún riêu cua đậm đà, đầy đặn.
- Quán Cơm Niêu Sài Gòn: Cơm niêu thơm ngon, nhiều món ăn kèm hấp dẫn.
4.2. Món Hoa:
- Nhà hàng Bonsai Cruise: Tàu nhà hàng sang trọng, phục vụ các món ăn Quảng Đông.
- Quán Elisa: Món Hoa hiện đại, không gian đẹp.
- Nhà hàng Phố Ngon: Buffet đa dạng các món Hoa, Nhật, Hàn.
4.3. Món Tây:
- Quán Jardin Des Sens: Bếp Pháp tinh tế, sang trọng.
- Quán The Loop: Steakhouse ngon, không gian ấm cúng.
- Quán The Refinery: Rooftop bar, view đẹp, phục vụ các món Tây nhẹ.
4.4. Món chay:
- Quán Hum Vegetarian: Món chay thanh đạm, đa dạng.
- Quán Rou Vegetarian: Món chay hiện đại, không gian đẹp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:
- Khu ẩm thực Takashimaya: Nơi tập trung nhiều nhà hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
- Chợ Bến Thành: Khu chợ sầm uất với nhiều quầy hàng ăn uống đa dạng.
>>>Xem thêm: 10 Địa điểm Du lịch “Quên lối về” GẦN Sài Gòn – TP.HCM
>>>Tham khảo: Giá Vé Cáp Treo Núi Bà Đen Cập Nhật Mới 2024