Nhà hát Thành phố – Tham quan Kiến trúc “độc đáo” & Nghệ thuật “mộng mơ”
Nhà hát Thành phố (hay còn gọi là Nhà hát Lớn TP HCM) là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thành phố, tọa lạc ngay trung tâm quận 1. Nổi bật với phong cách Gothic tráng lệ, nhà hát sừng sững như một biểu tượng văn hóa và nghệ thuật của Sài Gòn hoa lệ.
Đến với Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, du khách như được bước vào một thế giới khác, nơi giao thoa giữa kiến trúc cổ điển và nghệ thuật hiện đại, giữa quá khứ và hiện tại. Đây là một địa điểm lý tưởng để du khách tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của thành phố, cũng như để trải nghiệm những giây phút thư giãn tuyệt vời với âm nhạc và nghệ thuật.
1. Kinh nghiệm tham quan Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
1.1 Địa chỉ Nhà hát Thành phố
- Địa chỉ: Số 7 đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
- Giờ mở cửa tham khảo: 9:00 – 16:30 (thứ hai – thứ sáu); 9:00 – 12:00 (thứ bảy và chủ nhật).
Nhà hát Thành phố (Nhà hát Lớn) còn được biết đến với tên tiếng Anh là Ho Chi Minh Opera House. Nơi này là nơi tập trung các sự kiện nghệ thuật chất lượng cao như những buổi biểu diễn âm nhạc, kịch nói, opera, cải lương, múa bale của những đoàn nghệ thuật hàng đầu.
Nhà hát Thành phố ở đâu? Mặt tiền của Nhà hát Thành phố quận 1 hướng ra Phố đi bộ Nguyễn Huệ, giáp đường Công Trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi. Nhà hát cách chợ Bến Thành chỉ khoảng 1,2km.
1.2. Mua vé Nhà hát TP HCM bằng cách nào?
Để tham quan Nhà hát và xem các chương trình biểu diễn, du khách có thể mua vé tại quầy vé trực tiếp hoặc thông qua trang web chính thức của Nhà hát. Sau khi chương trình kết thúc, bạn có thể dạo bước xung quanh, ngắm nhìn kiến trúc độc đáo và tận hưởng khoảnh khắc chụp ảnh để ghi lại kỷ niệm tại đây.
Giá vé:
- Chương trình đặc biệt: 150.000 – 900.000 VNĐ/vé;
- Chương trình định kỳ: 80.000 – 650.000 VNĐ/vé.
1.3. Gửi xe Nhà hát TP HCM ở đâu?
Nhà hát nằm gần trung tâm thành phố, dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô hoặc xe bus.
- Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, bạn có thể đỗ xe tại bãi đỗ xe của Nhà hát Lớn Thành phố, với giờ trông xe từ 8:00 sáng đến 10:00 tối.
- Đối với việc sử dụng xe bus, bạn có thể chọn các tuyến như 02, 03, 19, 45, hoặc 53 để đến địa điểm này.
2. Bên trong Nhà hát có gì?
Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Châu Âu và cùng nổi tiếng không kém thì có các công trình cổ kính khác như Dinh Độc Lập hay Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Lớn Thành phố thu hút bởi kiến trúc Gothic tinh tế.
2.1. Tìm hiểu kiến trúc Nhà hát TP HCM
Bắt đầu xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành sau hai năm, Nhà hát này mang đậm dấu ấn của phong cách Gothic thịnh thế tại Pháp cuối thế kỷ 19. Được thiết kế bởi nhóm kiến trúc sư người Pháp, công trình này ghi điểm gây ấn tượng khá sâu sắc với sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc và điêu khắc.
Từ bên ngoài đến nội thất bên trong, Nhà hát được trang trí kỹ lưỡng với nhiều phù điêu và tượng nổi, tạo nên một không gian độc đáo, lôi cuốn đến đắm say.
Mặt tiền của Nhà hát TP HCM mang ảnh hưởng rõ ràng từ nghệ thuật trang trí của Bảo tàng Petit Palais, xây dựng cùng năm tại Paris, Pháp. Bên trong, không gian được thiết kế tiên tiến với hệ thống ánh sáng và âm thanh hiện đại, tạo ra trải nghiệm sống động. Với hai tầng lầu ngoài tầng trệt, Nhà hát này có khả năng chứa đến 1.800 chỗ ngồi.
Sau nhiều biến cố lịch sử, Nhà hát TP HCM đã có những tổn thất. Đến năm 1998, công trình này đã trải qua quá trình tái xây dựng với nguyên tắc tôn trọng và bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu. Công việc phục chế các họa tiết trang trí như tượng nữ thần nghệ thuật, dây hoa,… đã đem lại sự tái hiện chân thực của chúng, giữ nguyên vẻ đẹp gần 100 năm trước đây.
2.2. Buổi hòa nhạc tại Nhà hát Lớn TPHCM – Sân khấu nghệ thuật đích thực
Với sức chứa lên đến 1800 ghế ngồi, không gian rộng rãi và trang thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại, Nhà hát Thành phố là nơi tổ chức các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp như kịch nói, cải lương, opera, múa bale và nhiều thể loại nghệ thuật khác. Dưới đây là những chương trình đặc biệt đáng để chú ý:
2.2.1. The Mist tại Nhà hát Thành phố
“The Mist: Sương Sớm” là một tác phẩm sân khấu gợi lên hình ảnh cuộc sống của người Việt. Tập trung vào truyền thống canh tác lúa gạo – biểu tượng sâu sắc của nền nông nghiệp Việt Nam. Các diễn viên không chỉ thể hiện các điệu nhảy tân cổ điển và hiện đại, mà còn tạo ra một kịch bản được dàn dựng tinh tế, tạo ra bức tranh đậm chất cuộc sống của người nông dân, từ những bình minh mơ màng đến những khoảnh khắc thu hoạch mùa màng.
2.2.2. Show “À Ố” tại Nhà hát Thành phố
Từ “À” đại diện cho “làng”, và “Ố” tượng trưng cho “phố”. Với những buổi biểu diễn từ show À Ố, khán giả sẽ được trải nghiệm cảm giác sống động của vùng quê Nam Bộ với những hình ảnh chân thật, tinh tế.
2.2.3. Những chương trình âm nhạc đậm nét Việt Nam
Nhà hát Lớn không chỉ là nơi thu hút những người hâm mộ của những chương trình ca nhạc Việt Nam, mà còn là điểm đến đặc biệt cho những buổi biểu diễn tôn vinh quê hương, đất nước và tinh thần chăm chỉ, thật thà của người Việt qua âm nhạc.
2.2.4. Múa bale – vũ kịch
Múa bale – vũ kịch thường được biểu diễn tại Nhà hát, một trong những địa điểm chính cho nghệ thuật biểu diễn múa – kịch. Các buổi biểu diễn múa bale tại đây thường diễn ra trên sân khấu rộng lớn, với ánh sáng lung linh chớp choáng theo nhạc và hệ thống âm thanh tối tân để tôn vinh sự tinh tế và đẳng cấp của nghệ thuật này.
Đây là cơ hội tuyệt vời để thưởng thức những buổi biểu diễn múa bale chất lượng cao, với sự xuất sắc của các vũ công chuyên nghiệp và các tác phẩm nghệ thuật đa dạng từ cổ điển đến hiện đại.
3. Cẩm nang khi tham quan Nhà hát Lớn
3.1. Bỏ túi những điều cần lưu ý khi đến Nhà hát Lớn
3.2. Những địa điểm du lịch gần Nhà hát Lớn
Nếu bạn vẫn còn muốn đi đó đây du lịch, đặc biệt là quanh khu vực Nhà hát thì Saco bật mí cho bạn vài địa điểm HOT gần Nhà hát nha:
3.2.1. Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm cách 300m với Nhà hát Lớn chỉ cách Nhà hát khoảng vài bước chân. Sau khi tham quan Nhà hát, bạn có thể ghé qua nơi đây để thưởng thức các món ăn ẩm thực ngon đậm hương sắc Việt Nam, còn có cả những món ăn của Châu Âu như Pizza, Gà rán, Mỳ ý,… Ngoài ra, ở đây cũng có những cửa hàng quần áo 2hand, tiệm Coffee rất thích hợp giúp bạn giải toả tâm trạng.
Buổi tối đến, Phố đi bộ sẽ lên đèn, nhìn rất đẹp và lung linh giữa phố đô thị nhộn nhịp. Lúc này sẽ có những cô chú bán hàng rong các món ăn vặt của Sài Gòn như bánh tráng nướng, trà đào, trà dâu, cá viên chiên,…
3.2.2. Bến Bạch Đằng
Bến Bạch Đằng ở Quận 1 nằm phía đối diện Phố đi bộ Nguyễn Huệ, nơi đây cũng là một điểm thú vị gần khu trung tâm của Sài Gòn, nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn.
Bến Bạch Đằng một bến cảng nhỏ, thường có hoạt động vận chuyển bằng tàu thuyền nhỏ và là nơi khá phổ biến để du khách thưởng ngoạn cảnh quan sông Sài Gòn hoặc thực hiện những chuyến đi tham quan trên sông. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận hưởng không khí cực kì yên bình, ngắm cảnh và thư giãn tại đây.
3.2.3. Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập, hay còn gọi là Dinh Thống Nhất cách Nhà hát 1-2km. Nơi đây là biểu tượng lịch sử của Sài Gòn. Đây là điểm đến lịch sử quan trọng với kiến trúc đặc sắc và nơi lưu giữ nhiều di tích và thông tin quý giá về lịch sử Việt Nam. Điều này làm cho địa điểm này trở thành một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch đến Sài Gòn.
>>>Xem thêm: Dinh Độc Lập – Viếng Thăm Di Tích Lịch Sử Hòa Bình Dân Tộc
3.2.4. Nhà Thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà, một biểu tượng kiến trúc lịch sử ở Sài Gòn, nằm cách Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 500 mét. Rất thuận lợi cho du khách khi muốn khám phá cả hai điểm đến quan trọng này trong cùng một ngày. Nhà thờ Đức Bà là một điểm dừng chân không thể bỏ qua, với kiến trúc đặc sắc và giá trị lịch sử, cũng như cung cấp cơ hội để tận hưởng không gian yên bình giữa trung tâm thị trấn sôi động.
>>>Xem thêm: Nhà Thờ Đức Bà – Điểm Du Lịch Phải “Ghé Thăm” Khi Đến Sài Gòn
Tham quan vòng quanh Nhà hát Lớn sẽ còn rất nhiều điểm du lịch khác tại Sài Gòn. Tham khảo ngay Cẩm nang du lịch Sài Gòn của nhà Saco Travel nhé!