Tháp Nhạn hơn 800 tuổi và sự tích tiên nữ Thiên Y A Na
Tháp Nhạn nằm giữa lòng thành phố Tuy Hòa, trở thành một điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng của người dân nơi đây. Tháp Nhạn là biểu tượng của nền văn hóa Chăm Pa, là điểm check-in của du khách khi đến Phú Yên.
Tổng quan về Tháp Nhạn
Tháp Nhạn được xây dựng vào đầu thế kỷ 12, nằm ở sườn đông ngọn núi Nhạn, cao 64m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của loài chim nhạn nên người dân lấy tên gọi này để đặt cho tháp. Ngoài ra, còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như núi Bảo Tháp, núi Tháp Dinh, núi Nhạn Tháp, núi Tháp Khỉ. Tháp chỉ cách trung tâm TP Tùy Hòa chừng 4km.
Tháp cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.
- Xem thêm >>> Mũi Điện – Nơi đón ánh bình minh đầu tiên ở Việt Nam
Kiến trúc độc đáo của tháp Nhạn
Tháp được xây dựng gồm có 3 phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mặt chân tháp và thân tháp được xây dựng đều là hình vuông, ý nghĩa tượng trưng cho đất. Chân tháp được thiết kế lớn hơn thân tháp, với chiều cao khoảng 3,3m.
Thân tháp được thiết kế dạng hình vuông, mỗi cạnh dài 10,5m, cao khoảng 9,3m, tường dày khoảng 3m. Tường xây dựng thẳng đứng, được bổ trụ ở 4 góc, tạo gờ lồi lõm ở hai mặt bên và mặt sau của tường.
- Xem thêm >>> Tour du lịch Phú Yên
Mái tháp cao khoảng 8,5 m, bốn góc là các tai trụ trông như các búp sen, phần đỉnh là hòn đá lớn nguyên khối biểu tượng của Linga. Tháp được xây hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít tạo thành một khối vững chắc. Dù nhẹ hơn gạch thông thường khoảng 1,3 lần nhưng gạch nung lại có độ bền cao, khả năng chịu nén, chịu va đập cũng tốt hơn gạch thường rất nhiều.
Từ tháp Nhạn có thể thấy được bao quát thành phố Tuy Hòa, bờ biển và cầu Hùng Vương bắc qua cửa sông Đà Rằng. Vào năm 2018, Tháp Nhạn Phú Yên được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Kiến trúc phía trên tầng mái nhìn từ bên trong tháp với những viên gạch được xây theo hình vuông, chụm lại ở đỉnh tháp. Cửa và mặt chính của tháp quay về hướng Đông, ba mặt tường còn lại đều có trang trí hoa văn gắn với những ý niệm tôn giáo xa xưa và tạo hình cửa giả.
- Xem thêm >>> Đặc sản Phú Yên làm xiêu lòng du khách
Các lễ hội đặc sắc thường xuyên diễn ra
Là biểu tượng tâm linh của người dân địa phường và là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến Phú Yên. Nên nơi đây thường xuyên tổ chức các lễ hội để phục vụ người dân và du khách. Vào mỗi dịp lễ, Tết, mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, người dân trong vùng đều đến Tháp Nhạn cầu nguyện cho cuộc sống được bình an.
Vào tối thứ 7 hàng tuần, lúc 19h30 tại sân Tháp Nhạn thường hay diễn ra Chương trình nghệ thuật “Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện” để phục vụ khách du lịch. Đặc biệt vào rằm tháng Giêng (Âm lịch), nơi đây diễn ra Hội thơ Nguyên Tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa.
Tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đây diễn ra Lễ hội vía Bà – Tạ ơn Mẹ Xứ sở – Vị thần đã có công dạy người dân nghề nông, nghề dệt, che chở và bảo vệ mọi người khỏi thiên tai. Lễ hội này còn thu hút người dân miền Trung hành hương, dâng lễ.
Tháp Nhạn Phú Yên là thắng cảnh nổi tiếng, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi ghé nơi đây. Nếu bạn có dịp du lịch xứ “hoa vàng trên cỏ xanh” thì đừng bỏ quan điểm đến này bạn nhé. Và cùng đừng quên tham khảo tour du lịch Phú Yên hấp dẫn của Saco Travel.
- Xem thêm >>> Tour du lịch QUY NHƠN – PHÚ YÊN