Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Điểm Vui chơi, Ăn uống và Check-in “sống ảo”
Một trong những địa điểm không thể nào bỏ qua khi đặt chân đến thành phố mang tên Bác là Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ (hay Quảng Trường Đi Bộ Nguyễn Huệ). Phố Đi Bộ có gì đẹp? Nên đi đâu, mua gì, ăn gì khi tham quan? Cùng Saco Travel tham khảo qua bài viết dưới đây nha!
1. Phố đi bộ Nguyễn Huệ nằm ở đâu Sài Gòn?
Quảng Trường Đi Bộ Nguyễn Huệ – nằm ở trung tâm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, kết nối đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng) với đường Lê Thánh Tôn (ngay trước Trụ sở Uỷ ban Nhân dân Thành phố). Được khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2015, Quảng Trường Đi Bộ Nguyễn Huệ rộng 64 mét, dài 670 mét.
Toàn bộ mặt đường quảng trường lát đá Granit sạch sẽ, được bao phủ bằng hai hàng cây xanh tươi tốt, bên trên có 2 đài phun nước hoành tráng, bên dưới là trung tâm điều khiển nhạc nước, đèn chiếu, camera giám sát cùng toilet công cộng.
Một trong những nơi nhộn nhịp nhất Sài Thành có lẽ là Quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ. Du khách có thể cảm nhận được cái gọi là “sức sống trẻ sục sôi” hiện hữu trong mỗi hoạt động mua sắm, giải trí, ẩm thực, shopping. . . hấp dẫn khi đến nơi đây vào ban đêm, cuối tuần hoặc ngày lễ Tết.
2. Cẩm nang du lịch Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ
2.1. Giờ hoạt động Phố đi bộ
Phố Đi Bộ thường hoạt động 24/7 và cho phép xe gắn máy lưu thông ở hai bên đường. Tuy nhiên, Phố Đi Bộ sẽ cấm các loại xe cộ lưu thông tối thứ 7 và tối chủ nhật mỗi tuần nhằm đảm bảo lối dành cho người dân đi bộ.
2.2. Địa chỉ chính xác của Phố đi bộ
Địa chỉ Quảng trường toạ lạc tại Đ.Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Quảng trường nằm phía đối diện Bến Bạch Đằng nên rất dễ nhìn thấy.
2.3. Gợi ý phương tiện thuận tiện di chuyển
Xe máy
- Đây là phương tiện di chuyển phổ biến và tiện lợi nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bạn có thể sử dụng Google Maps để tìm đường đi.
Xe buýt
- Có nhiều tuyến xe buýt đi qua phố đi bộ Nguyễn Huệ như: 03, 04, 124, 152, 19, 93.
- Bạn có thể mua vé xe buýt tại các bến xe hoặc trên xe.
Taxi
- Đây là phương tiện di chuyển nhanh chóng và tiện lợi, tuy nhiên giá thành cao hơn so với xe máy và xe buýt.
- Bạn có thể sử dụng các ứng dụng gọi taxi như Grab, Be, Gojek…
>>>Tham khảo: Thuê Xe Du Lịch
2.4. Gợi ý địa điểm gửi xe gần Phố đi bộ
- Tòa nhà Kumho số 39 đường Lê Duẩn.
- Tòa nhà Vincom A (Lê Thánh Tôn).
- Trung tâm Vincom B (Đồng Khởi).
- Vỉa hè Thi Sách – Đông Du.
- Khách sạn Sofitel Plaza.
- Phí sau lưng của Nhà Hát Thành Phố – Số 7-9 đường Lam Sơn.
- Vỉa hè Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh.
- Bên cạnh tòa nhà Sunwah – Vỉa hè Hồ Tùng Mậu .
- Cạnh số 117-121 Nguyễn Huệ.
- Vỉa hè Thi Sách – Nguyễn Siêu.
Lưu ý: Chi phí giữ xe từ 5.000đ – 20.000đ/chiếc, tuỳ loại phương tiện và thời điểm gửi xe. Các bạn nhớ hỏi giá trước khi gửi xe để tránh tình trạng bị “chém” nhé!
3. Ngược thời gian tìm hiểu về Lịch sử của Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ
Là điểm du lịch được yêu thích nhất nhì thành phố mang tên Bác nhưng hiếm ai biết rằng Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ có lịch sử phát triển từ khoảng những năm cuối thế kỷ XVIII. Tiền thân của Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ là kênh Kinh Lớn (hay Chợ Vải) – đưa nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định được Nguyễn Ánh xây dựng.
Năm 1861, theo lệnh đô đốc Charner, kênh Kinh Lớn được đổi tên bằng kênh đào Charner, có đường Rigault de Genouilly và đường Charner chạy dọc hai bên bờ kênh. Đây cũng là nơi người Hoa vùng Quảng Đông mua bán sầm uất, nhưng chịu ảnh hưởng tương đối nặng nề vì khối lượng rác thải lớn.
Năm 1887, kênh đào Charner bị san lấp và đổi tên bằng đại lộ Charner hay đường Kinh Lấp. Cho đến cuối năm 1965, đại lộ Charner mới chính thức có tên là Nguyễn Huệ và được coi là con đường nổi tiếng nhất của vùng đất mệnh danh “Hòn Ngọc Viễn Đông” này.
Hoạt động buôn bán tấp nập của Đường Hoa Nguyễn Huệ đã trở thành kỷ niệm tốt đẹp của nhiều thế hệ người dân Sài Gòn từ năm 1960 đến cuối thế kỷ XX. Đến ngày 30 tháng 4 năm 2015, qua hơn 7 tháng xây dựng Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ chính thức ra mắt, đón cả nghìn lượt khách du lịch ghé thăm mỗi ngày.
4. Phố đi bộ Nguyễn Huệ có gì hot, có gì vui chơi?
4.1. Khám phá toà chung cư 42 Nguyễn Huệ – TPHCM
Với kiến trúc cổ kính thời xưa của “Sài Gòn”, Chung Cư 42 Nguyễn Huệ đang “làm mưa làm gió” trên nhiều trang du lịch quốc tế. Tham quan khu căn hộ cũ Nguyễn Huệ, bạn không những chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo mà còn có dịp chiêm ngưỡng nhiều quán café, nhà hàng, shop áo quần, túi xách, nữ trang. . . độc đáo. Hãy mang theo điện thoại để tha hồ “chụp choẹt” và mang về nhà bộ ảnh “nghìn like” nào.
4.2. Thoả thích mua sắm – Vô vàn chọn lựa Thương hiệu siêu xịn
Bên cạnh hơn trăm thương hiệu nội địa nổi bật, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ cũng quy tụ hàng loạt cái tên tuổi lớn thuộc ngành thời trang, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng nhanh, . . . từ bình dân đến cao cấp. Không những toạ lạc sát kề những khu mua sắm lớn như Vincom, Takashimaya, Saigon Garden. . . mà Quảng trường Nguyễn Huệ cũng rất “thân thiện” với những người mua sắm.
4.3. Ăn gì ở Phố đi bộ?
Nói về món ngon Sài Gòn chắc nhiều không thể kể hết tuy nhiên nếu muốn tìm một địa điểm để trải nghiệm nhiều món ngon trong thời gian nhanh nhất thì đó chính là Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ. Có rất nhiều món ăn vặt đường phố lựa chọn cho các bạn lựa chọn như trà sữa, bánh tráng cuốn, bò nướng đến xiên que chiên tá lả,…
Tất nhiên, các quán ăn từ các nước Châu Á đến Châu Âu cũng không thiếu ở Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ, ngon – giá cả phải chăng cùng view siêu “chill” giúp bạn có quãng thời gian nghỉ dưỡng tuyệt vời.
4.4. Chơi gì ở Phố đi bộ? Hoạt động giải trí?
Rất nhiều du khách đặt chân đến Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ nhưng giới trẻ chiếm đa số. Không khó để bắt gặp khoảnh khắc các bạn trẻ tự do thể hiện cá tính trong bộ đồ độc đáo, tập thể thao sôi động, chụp hình “sống ảo” hay biểu diễn vũ đạo K-Pop. Có những trò chơi thú vị: Đạp xe đường phố, Đi xe điện 1 bánh, Chơi ván trượt, . . .
Du khách có thể hoà mình vào không khí nhộn nhịp khi xem trình diễn âm nhạc, nghệ thuật đường phố hay cùng nhau xem pháo hoa, đếm ngược chào đón năm mới tại Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ vào dịp lễ hội.
Bạn sẽ bắt gặp những nghệ sĩ trình diễn âm nhạc trực tiếp khi bạn đi lang thang trên khu phố đi bộ. Có thể là nhóm nhạc quê hương trình bày những giai điệu dân gian vui nhộn, hoặc là ban nhạc rock trình diễn những giai điệu pop, rock nổi bật.
Kết hợp với việc tương tác giữa nghệ sĩ và công chúng, cảm giác âm nhạc tràn ngập không khí, tạo thành một không khí sống động và thân thiện.
5. “TOP” Nhà hàng, quán ăn – Coffee tại Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ
Bạn không chỉ đắm chìm trong bầu không khí náo nhiệt mà còn có dịp thưởng thức những món ăn hấp dẫn từ khắp nơi trên thế giới khi rảo bước trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ lộng lẫy.
5.1. Xóm Nhà Lá – Take-away Corner
- Địa chỉ: số 82 Đ.Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Mang đến các món ăn Việt Nam truyền thống nhưng biến tấu theo phong cách mới, thích hợp với khẩu vị phong phú.
5.2. Michi Sushi – Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ
- Địa chỉ: Lầu 7 – số 42, Đ.Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Thưởng thức sushi cùng các món ăn Nhật Bản tươi ngon trong không gian trang trọng, ấm áp.
- Món đáng thử: Sushi cá ngừ, sashimi, cơm nắm Nhật Bản…
5.3. Nhà hàng Kissho – Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ
- Địa chỉ: số 14. Đ.Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Không gian ấm cúng, lịch sự với menu phong phú các món ăn Nhật Bản, Hàn Quốc và món Âu.
- Món đáng thử: Lẩu Shabu Shabu, thịt heo, bò né…
5.4. Poke Saigon – Phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Địa chỉ: Lầu 2 – số 42, Đ.Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Thưởng thức món poke bowl – món salad cá ngừ tươi nhiều sắc màu và bổ dưỡng theo phong cách Hawaii.
- Món nên thử: Poke cá ngừ, poke mực, poke cá ngừ…
5.5. Chài Village
- Địa chỉ: số 77, Đ.Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Mang đến trải nghiệm ẩm thực Việt Nam độc đáo với menu đa dạng các món ăn ở nhiều vùng miền, đặc biệt ở đây nổi tiếng ngon nhất các món về Hải Sản.
Bạn cũng có thể tìm đến những tiệm cà phê yên tĩnh để trò chuyện và ngắm nhìn phố đi bộ bên cạnh các nhà hàng sang trọng.
5.6. Buihaus Cafe – Phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Địa chỉ: Lầu 7 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Không gian năng động, hiện đại với tầm view thoáng nhìn ra phố đi bộ.
- Món nên thử: Cà phê, trà sữa, bánh kem…
5.7. Boo Coffee – Phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Địa chỉ: Lầu 9 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Không gian cà phê với phong cách vintage, mang đến sự ấm áp và yên bình.
- Món chưa thử: Cà phê, sinh tố, kem…
5.8. Sài Gòn Ơi – Phố đi bộ Nguyễn Huệ
- Địa chỉ: Lầu 5 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM;
- Điểm nổi bật: Với view nhìn ra phố đi bộ, không gian quán mang đến sự dịu mát và thư thái.
- Món nên thử: Cà phê, sinh tố, nước trái cây…
Ú oà, vậy là bạn đã thu hoạch “khá” nhiều cẩm nang du lịch tại Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ rồi đúng không nè? Hy vọng rằng với những chia sẻ của Saco Travel, bạn sẽ có kế hoạch để đến tham quan nơi đây và đặc biệt là để hiểu thêm về văn hoá của Sài Gòn nhé!
>>>Tham khảo: