ATM Hiến Máu – Thông tin cần biết
TIÊU CHUẨN THAM GIA ATM HIẾN MÁU
1. Ai có thể tham gia ATM hiến máu?
- Tất cả mọi người khoẻ mạnh từ đủ 18 đến 60 tuổi;
- Cân nặng ít nhất từ 45 kg trở lên.
- Không mắc hoặc không có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, không nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các virus lây qua đường truyền máu.
- Không mắc các bệnh mãn tính hoặc cấp tính về tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…
- Mang theo chứng minh nhân dân/hộ chiếu
- Thời gian tối thiểu giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.
2. Ai là người không nên tham gia ATM hiến máu?
- Người đã nhiễm hoặc có các hành vi có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh lây qua đường máu:
- Người tiêm chích ma túy.
- Người có nhiều bạn tình.
- Người có quan hệ tình dục không an toàn
- Bất kỳ người nào có quan hệ tình dục với nhóm người có nguy cơ cao.
- Người có các bệnh mãn tính hoặc cấp tính về tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…
3. Lời khuyên trước & sau khi hiến máu
NÊN:
- Ăn nhẹ và uống nhiều nước (300 – 500ml) trước khi hiến máu.
- Ăn đủ và uống nhiều nước 24 giờ sau hiến máu.
- Nằm hoặc ngồi nghỉ tại chỗ 10 phút sau hiến máu.
- Đè chặt miếng bông cầm máu nơi kim chích 10 phút, giữ băng keo cá nhân trong 4 – 6 giờ.
- Nằm nghỉ đầu thấp, kê chân cao nếu thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn.
- Chườm khăn lạnh và nước đá nếu vết chích bị sưng, bầm tím.
KHÔNG NÊN:
- Uống sữa, rượu, bia, trước khi hiến máu.
- Lái xe đi xa, khuân vác, làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao gắng sức trong ngày lấy máu.
+ LƯU Ý:
- Nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:
- Giơ cao tay
- Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dính
Thay miếng bông và băng dính khác .
ATM HIẾN MÁU – CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Cách thức đăng ký ATM hiến máu như thế nào?
- Các bạn có thể đăng ký theo link và điền đầy đủ thông tin yêu cầu trong mẫu này: https://forms.gle/Gxx45EPdfEbbyXpz5
- Hoặc các bạn có thể quét mã QR Code
Tôi có thể nhận thông báo sau khi đăng ký hoặc các thông tin cần thiết liên quan ở đâu?
Sau khi đăng ký xong, bạn vui lòng vào group Zalo (link hiển thị sau khi bạn đăng ký). Link Group ATM HIẾN MÁU như sau https://zalo.me/g/rcwlph700
Có qui định lượng máu cần hiến không?
Trước khi bạn hiến máu, sẽ có Bác sỹ hoặc chuyên viên của BV Huyết Học khám sàng lọc và tư vấn cho bạn.
Địa điểm ATM Hiến Máu ở đâu?
+ Đối với cá nhân: Tòa Nhà VNPT, số 1487, Nguyễn Văn Linh, P, Tân Phong, Q. 7, TP.HCM – Google map: https://goo.gl/maps/qy58nbvUEe3GWDEb7
+ Đối với tổ chức: Nếu có từ 150 tình nguyện viên đăng ký tham gia hiến máu, Ban tổ chức sẽ có xe lưu động đi đến tại chỗ để tiếp nhận.
Việc lấy giấy đi đường như thế nào?
Bệnh viện Truyền Máu và Huyết Học sẽ gửi tin nhắn riêng đến bạn vào trước ngày hiến máu 1 ngày. Tin nhắn này có giá trị như là giấy đi đường vào thời gian bạn hiến máu.
Tôi đã tiêm Vaccine ngừa Covid-19, liệu tôi có hiến máu được không?
Bạn có thể hiến máu sau 7 ngày kể từ ngày tiêm vaccine ngừa Covid (mũi 1 hoặc mũi 2).
Tôi có thể hiến bao nhiêu máu cho mỗi lần?
Lượng máu trong cơ thể con người khoảng 70 mL/kg cân nặng, trung bình một người trưởng thành nặng 50 kg có khoảng 3500 mL máu. Bạn có hiến máu từ 250 mL – 450 mL tùy trọng lượng cơ thể.
Tôi đã hiến máu, lần gần nhất cách đây 3 tháng, tôi muốn hiến máu nữa được không?
Thờ gian tối thiểu giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần, nên bạn có thể tiếp tục tham gia hiến máu.
Tôi cần chuẩn bị gì trước và trong ngày đi hiến máu?
NÊN:
- Ăn nhẹ và uống nhiều nước (300 – 500ml) trước khi hiến máu.
- Bắt buộc khai báo y tế và mang theo CMND, CCCD, giấy đi đường vào ngày hiến máu.
- Ăn đủ và uống nhiều nước 24 giờ sau hiến máu.
- Nằm hoặc ngồi nghỉ tại chỗ 10 phút sau hiến máu.
- Đè chặt miếng bông cầm máu nơi kim chích 10 phút, giữ băng keo cá nhân trong 4 – 6 giờ.
- Nằm nghỉ đầu thấp, kê chân cao nếu thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn.
- Chườm khăn lạnh và nước đá nếu vết chích bị sưng, bầm tím.
- KHÔNG NÊN:
- Uống sữa, rượu, bia, trước khi hiến máu.
- Lái xe đi xa, khuân vác, làm việc nặng hoặc tập luyện thể thao gắng sức trong ngày lấy máu
Tôi nhiễm Covid và đã khỏi, tôi có hiến máu được không?
Bạn có thể hiến máu sau khi khỏi bệnh (âm tính bằng PCR) 28 ngày.
Hiến máu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khỏe. Điều đó đã được chứng minh bằng các cơ sở khoa học và cơ sở thực tế:
Cơ sở khoa học:
– Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Ví dụ: Hồng cầu sống được 120 ngày, huyết tương thường xuyên được thay thế và đổi mới. Cơ sở khoa học cho thấy, nếu mỗi lần hiến dưới 1/10 lượng máu trong cơ thể thì không có hại đến sức khỏe.
– Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng, sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.
Cơ sở thực tế:
– Thực tế đã có hàng triệu người hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn hoàn toàn tốt. Trên thế giới có người hiến máu trên 400 lần. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất đã hiến gần 100 lần, sức khỏe hoàn toàn tốt.
– Như vậy, mỗi người nếu thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể hiến máu từ 3-4 lần trong một năm, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bản thân, vừa đảm bảo máu có chất lượng tốt, an toàn cho người bệnh.
Quyền lợi của người tham gia ATM Hiến Máu là gì?
Người hiến máu tình nguyện sẽ được những quyền lợi sau:
+ Được bồi dưỡng trực tiếp:
- Ăn nhẹ, nước uống tại chỗ: tương đương 30.000 đồng (1 chai trà xanh không độ, 01 hộp chocopie 66gram, 01 hộp bánh Goute 35,5gram).
- Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt): 50.000 đồng.
- Nhận phần quà tặng giá trị tương đương:
- 150.000đ khi hiến máu 350ml (20 hộp sữa tươi vinamilk 180ml; 01 hộp đậu nành, 01 đường que);
- 180.000đ khi hiến máu 450ml (22 hộp sữa tươi vinamilk 180ml; 5 hộp đậu nành).
+ Được cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện:
- Giấy chứng nhận được trao cho người hiến máu sau mỗi lần hiến máu tình nguyện.
- Có giá trị để được truyền máu miễn phí bằng số lượng máu đã hiến, khi bản thân người hiến có nhu cầu sử dụng máu tại tất cả các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.
- Người hiến máu cần xuất trình Giấy chứng nhận để làm cơ sở cho các cơ sở y tế thực hiện việc truyền máu miễn phí.
- Cơ sở y tế có trách nhiệm ký, đóng dấu, xác nhận số lượng máu đã truyền miễn phí cho người hiến máu vào giấy chứng nhận.
+ Được tư vấn về sức khoẻ
Máu sẽ được sử dụng như thế nào sau khi thu gom máu từ người hiến máu tình nguyện?
- Máu sau khi thu nhận được từ người hiến máu được coi như có nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó phải trải qua rất nhiều bước xử lý nữa thì mới thành chế phẩm máu để điều trị cho bệnh nhân.
- Quá trình đó bao gồm:
- Sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu như: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét; cũng như xác định nhóm máu, đếm lại số lượng bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố…
- Sản xuất ra các chế phẩm máu như: Khối bạch cầu, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh, khối hồng cầu rửa, tủa lạnh yếu tố VIII…
- Lưu giữ, bảo quản theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt bởi hệ thống dây chuyền lạnh với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo không bị hỏng, không bị nhiễm các bệnh khác…
- Tùy theo nhu cầu của các bệnh viện máu sẽ được chuyển về cho các bệnh nhân để điều trị.
Mọi thông tin chi tiết và hỗ trợ vui lòng liên hệ tổng đài 028.9999.27.27
(NGUỒN: Tổng hợp từ Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, Hướng dẫn của Bộ Y Tế, BV VINMEC,…)