Cách Nuôi Ong Lấy Mật Của Người Dân Thái Nguyên
Nuôi ong lấy mật tại Thái Nguyên cữ ngỡ là một loại hình xa lạ khi nhắc tới vùng đất này. Nhưng đây là một trong những loại hình phát triển kinh tế rất tốt tại Thái Nguyên. Hãy cùng Saco Travel tìm hiều các nuôi ong lấy mật của người dân Thái Nguyên!
Nuôi ong Thái Nguyên “Chắt” mật ngọt cho đời
Tìm đến lán trại nuôi 200 đàn ong nhập từ Italy của anh Nguyễn Bá Hiểu, tổ 14, phường Nông Tiến được đặt tạm ở rừng keo thuộc xóm 5 xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Gọi là lán cho oai chứ thực ra chỉ là chiếc bạt nhỏ xíu, che đủ một chiếc giường. Anh Hiểu bảo, ai nuôi ong hàng hóa thì đều giống nhau thôi, đời nuôi ong nó vậy, nhà cao cửa rộng không ở, lang thang nơi rừng rú.
Trong câu chuyện anh Hiểu kể, gần 20 năm làm nghề nuôi ong, những ngày được ở nhà đếm trên đầu ngón tay. Hành trình theo đàn ong bắt đầu từ tháng 3 khi hoa vải, hoa nhãn nở, anh Hiểu chở đàn ong về đất vải Lục Ngạn (Bắc Giang) rồi đến Hưng Yên để gom mật vải, mật nhãn. Tháng 4, tháng 5, anh Hiểu lại đưa đàn ong về quê mình để lấy mật rừng. Nói là ở quê nhưng cũng cách nhà hàng chục, thậm chí hàng trăm km vì phải đưa ong vào rừng sâu. Từ tháng 6 đến hết tháng 10, anh lại rong ruổi cùng bầy ong lên Hà Giang, Lào Cai, hoặc Sơn La để lấy mật và phấn hoa bạc hà, hoa cỏ kim.
Nuôi ong lấy mật tại Thái Nguyên
Sang tháng 11, cuộc di cư trường kỳ nhất là di chuyển đàn ong vượt hàng nghìn km vào miền Nam tránh rét, dưỡng ong và lấy mật hoa cà phê, mật từ hoa cây điều, hồ tiêu. Anh Hiểu bảo, di chuyển đàn ong đi lấy mật xa rất cực, đường càng xa thì càng vất. Trước khi chuyển ong đi, anh phải đi tiền trạm hàng tuần đến điểm cần đến để thuê mặt bằng, tìm hiểu tập quán canh tác và thỏa thuận với cư dân của bản địa tránh tình trạng ong bị phá tổ, đầu độc bởi thuốc trừ sâu.
Di chuyển được đàn ong đi cũng phải chờ trời tối, khi những con ong thợ “đi làm” về hết, người nuôi ong mới đóng cửa thùng rồi xếp gọn gàng từng thùng ong lên xe. Đi đêm đã đành, lái xe phải đi nhanh nên mỗi lần chuyển ong anh Hiểu phải thuê 2 đến 3 lái xe ô tô đổi nhau cho đỡ mệt, bảo đảm xe đi liên tục bởi ong bị nhốt lâu trong thùng sẽ chết ngạt. Với kinh nghiệm của người có thâm niên nuôi ong, anh Hiểu bảo mùa mật vải là năng suất nhất, còn mùa mật hoa rừng chất lượng hơn cả. Anh Hiểu tiết lộ mỗi năm nếu thuận lợi bầy ong của anh cho thu khoảng 4 tấn mật và vài chục kg phấn hoa cộng với một lượng sữa ong chúa, trừ chi phí có lãi 200 triệu đồng.
Nuôi ong chất lượng cao tại Thái Nguyên
Tập trung nuôi ong địa phương với quy mô 300 đàn, không đi đánh mật xa nhưng anh Trịnh Duy Hùng, xóm 6, xã Thái Bình (Yên Sơn) cũng không mấy khi được ở nhà mà phải cắm chốt cùng bầy ong trong rừng sâu, núi thẳm. Chỉ mùa hoa nhãn anh Hùng mới đưa ong về nhà, hết mùa là lại đi vào rừng sâu. Đi đâu thì đi nhưng phải xa điểm đặt cũ 4 – 5 km2, gần hơn ong sẽ nhớ đường quay về lúc đó ong thợ sẽ lạc tổ và chết thì thiệt hại lắm. Anh Hùng bảo, bản chất con ong địa phương là ong rừng được thuần hóa nên vào rừng ong phát huy được lợi thế, rất chịu khó kiếm ăn, cho mật nhiều, sinh sôi nhanh.
Dẫu vất vả là thế nhưng với người nuôi ong, mỗi chuyến đi là những thú vui bởi như được cùng đám ong thợ “chắt” ra những vị ngọt cho đời…
Nghề lắm công phu
Nuôi ong lâu năm, giờ anh Hiểu, anh Hùng đã trở thành “chuyên gia ong” thực thụ, nằm lòng mọi đặc tính sinh trưởng và phát triển của ong như cách phòng trị một số bệnh ong thường gặp như thối ấu trùng, ấu trùng túi, cách ly đàn ong khỏi ánh sáng điện, nếu không ong sẽ tưởng trời sáng mà lao vào rồi say ánh sáng mà chết. Tuy vậy cũng không ít lần các anh phải rơi nước mắt vì chẳng may đàn ong lấy mật phải những bông hoa bị phun thuốc trừ sâu, thiệt hại lớn, nhưng họ vẫn phải vượt qua, tiếp tục gây dựng bầy ong mới.
Nhớ lại 2 năm trước anh Trịnh Duy Hùng, xóm 6, xã Thái Bình (Yên Sơn) vẫn chưa hết xót xa, hàng vạn con ong của anh đi kiếm ăn đúng vào thời điểm người dân phun thuốc trừ sâu cho hoa nhãn chỉ kịp về đến cửa tổ rồi chết khi trên mình nặng bầu mật, bầu phấn hoa. Vậy nên, để hạn chế thiệt hại, anh Hùng luôn đưa đàn ong vào sâu trong rừng, nơi có không khí trong lành, tránh thật xa ánh sáng, tránh nơi ong bị nhiễm độc.
Nuôi ong tại Thái Nguyên
Thoạt nhìn nghề nuôi ong tưởng chừng đơn giản nhưng quy trình cho ra dòng mật ngọt hết sức gian truân, vất vả, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Anh Trịnh Duy Hùng chia sẻ, gần như ngày nào anh cũng bị ong đốt, còn vào ngày quay mật nếu không có bảo hộ thì chuyện ong đốt biến dạng mặt mũi là chuyện thường. Mùa khai thác mật cũng đồng thời là mùa ong chia đàn, người nuôi không kiểm tra thường xuyên, kịp thời phát hiện ong đắp mũ chúa mới chỉ vài tiếng là có thể mất bạc triệu. Anh Hùng giải thích, thường trong mỗi đõ ong chỉ có 1 ong chúa, khi ong đông quân, lập tức 1 số ong sẽ đắp thêm mũ chúa mới trên cầu mật và ong chúa mới xuất hiện. Người nuôi ong phải tinh ý kiểm tra, phát hiện mũ chúa phải vặt bỏ để ong không chia đàn, bay đi mất.
Tháng 3 đã về, những người nuôi ong lại bắt đầu cuộc hành trình rong ruổi cùng bầy ong đi khắp các vùng miền nơi có hoa thơm, cỏ lạ để gom nhặt từng giọt mật ngọt cho đời. Nghề nuôi ong mật đã mang lại giá trị kinh tế cho cộng đồng, mật ong Thái Nguyên dần khẳng định được thương hiệu nhờ những con người đang miệt mài rong ruổi đưa ong đi tìm mật ở những nơi thâm căn cùng cốc, vùng miệt vườn, cao nguyên…
Các thông tin chi tiết về du lịch trực tuyến quý khách vui lòng tham khảo tại đây hoặc liên hệ 1900 6027 để được tư vấn và trợ giúp.
Quý khách có thể tải app để tham khảo về vé và dịch vụ của Saco Travel với giá cả ưu đãi:
Tải app Saco Travel bằng cách quét QR hoặc nhấn vào hình ảnh dưới đây
Tiktok SacoTravel: Ấn vào đây
Zalo SacoTravel: Ấn vào đây