Chợ nổi Miền Tây nhộn nhịp những ngày giáp Tết
Miền Tây là xứ sở của sông nước, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Với diện tích hơn 54.000 km, đời sống của người dân miền Tây hầu như gắn liền với sông nước. Mọi hoạt động buôn bán cũng diễn ra trên sông, được gọi là chợ nổi. Chợ nổi dần trở thành nét văn hóa đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Những ngày giáp Tết, các khu chợ nổi ở miền Tây lại nhộn nhịp vô cùng, không khí vui tươi ở đây thu hút rất đông khách tham quan, du lịch. Cùng Saco Travel khám phá không khí trên bến dưới thuyền những ngày giáp Tết nhé.
Nét đặt trưng của miền Tây Nam Bộ
Khởi hành từ TP Hồ Chí Minh xuôi về Đất Mũi, bạn sẽ gặp chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi Gành Hào, chợ nổi Thới Bình trên sông Trẹm (Cà Mau)…
Vào khoảng giữa tháng chạp (tức tháng 12 âm lịch), thời điểm này các khu chợ nổi sẽ đông đúc nhất. Các ghe thuyền tấp nập hơn để hàng hóa được tỏa đi các miền xa.
Cả quãng sông dài vài km tấp nập ghe thuyền, người mua kẻ bán đông đúc. Vào những ngày này, nhà có gì là gia chủ nhà đó sẽ mang ra bày bán hết để góp vui cho phiên chợ đồng thời hi vọng sẽ buôn may bán đắt, kết thúc một năm sản xuất, làm lụng vất vả.
- Xem thêm >>> Tour lục tỉnh miền Tây
Ngày cận Tết, giá hàng hóa trên chợ nổi cũng cao hơn ngày thường một chút. Nhất là các loại rau, củ, quả và hoa để trưng bày trong gia đình. Tuy nhiên, giá hàng hóa trên chợ nổi vẫn rẻ hơn các khu chợ trên đất liền. Ngoài các mặt hàng nông sản, những ngày này chợ còn cung cấp thêm nhiều hàng hóa thiết yếu khác như: bánh mứt, hoa quả, vải vóc, quần áo,… rực rỡ sắc màu trên chợ nổi.
Nếu ngày thường chỉ có các sản phẩm nông nghiệp như rau củ quả. Thì vào những ngày giáp Tết, chợ như một vườn hoa nổi trên mặt nước. Nhìn từ trên cao, chợ nổi chẳng khác những vườn thượng uyển với đủ các màu xanh đỏ tím vàng…
Những chậu hồng, cúc, vạn thọ như nét chấm phá đơn giản nhưng hiệu quả cho bức tranh chợ trên sông. Những cô gái điều khiển tắc ráng (vỏ lãi) chở đầy hoa với nụ cười tươi tạo nên nét thiện cảm chân tình nơi những khách lãng du.
Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm ngay ngã 3 sông (nhánh sông Cái Răng và sông Hậu). Vị trí này có mực nước không sâu không cạn để thuyền bè dễ dàng neo đậu, di chuyển.
Trước kia, chợ Cái Răng bán chủ yếu là các mặt hàng nông sản và mỗi ghe chỉ chuyên bày bán một loại mặt hàng nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chợ đã bán đa dạng hơn như ẩm thực, các món đồ gia dụng và những thứ thiết yếu cho cuộc sống trên sông.
Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây. Chợ hoạt động rất sớm nên bạn tranh thủ đến khoảng 5-6 giờ sáng để khám phá những điều thú vị nhất.
- Xem thêm >>> Tour du lịch Cần Thơ
Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)
Chợ nổi Cái Bè là nơi tiếp giáp của ba tỉnh là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long. Đây là chợ nổi lâu đời nhất Tây Nam Bộ, bán rất nhiều loại hàng hóa. Nếu như chợ Cái Răng hoạt động từ sáng đến trưa, thì chợ Cái Bè lại hoạt động từ khuya đến tờ mờ sáng. Vậy nên, bạn hãy tranh thủ thời gian để không đến chợ vào giờ tan tầm nhé.
- Xem thêm >>> Tour du lịch Tiền Giang
Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)
Chợ nổi Ngã Bảy hay còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, nức tiếng một thời, bởi bề dày lịch sử hơn trăm năm và không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nằm ngay nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Vong. Với chợ nổi Ngã Bảy, việc tụ họp tại 7 nhánh sông đã trở thành một nét riêng khó hòa lẫn, bởi mỗi nhánh sông có một làng nghề đặc trưng không giống nhau… Nơi đây cũng đã đi vào thơ, nhạc càng làm say đắm lòng người.
- Xem thêm >>> Tour Miền Tây sông nước
Ngày giáp Tết, chợ nổi Ngã Bảy là một bức tranh đầy màu sắc. Ở đây, mỗi phương tiện chỉ bán một loại trái cây, hay một loại sản phẩm nào đó, và sản phẩm đó sẽ được treo lên “Cây bẹo”.
Cây bẹo là hình tượng độc đáo nhất ở chợ nổi, một cách bẹo hàng khá ấn tượng chỉ có ở chợ nổi. Như để thông báo rằng: “tôi là nhãn”, “còn tôi là xoài”, mời anh chị ghé mua.